Đau bụng khi rụng trứng là gì?
Ngoài biểu hiện phổ biến là đau bụng khi có kinh thì có rất nhiều phụ nữ còn gặp tình trạng đau bụng vào ngày rụng trứng. Cơn đau âm ỉ hoặc đau thắt từ nhẹ đến vừa, có thể kèm theo buồn nôn, căng chướng bụng, ra một ít máu.
Đau bụng tại thời điểm rụng trứng còn gọi là đau buồng trứng hay mittelschmerz. Theo thống kê, trung bình cứ 5 người thì có 1 người gặp vấn đề khó chịu này. Nếu đã đi khám và loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác như u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung... thì bạn có thể yên tâm rằng không có vấn đề gì cần lo ngại cả.
Nguyên nhân nào dẫn tới đau bụng khi trứng rụng:
Chúng ta đều biết, hệ sinh sản nữ có 2 buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, 2 bên tử cung, phía sau vòi trứng, dưới eo chậu trên 10mm (thuộc vùng chậu). Mỗi buồng trứng có lớp áo bao phủ bên ngoài, lớp vỏ chứa các nang trứng. Để đảm bảo chức năng sinh sản, duy trì nòi giống, thông thường mỗi tháng sẽ có 1 quả trứng được "rụng" ra từ buồng trứng. Vì thường chỉ có 1 trứng rụng nên 2 buồng trứng của chúng ta sẽ luân phiên thực hiện chức năng này. Cảm giác đau bụng ở giai đoạn này do các nguyên nhân sau:
- Hormone LH tăng cao đỉnh điểm dẫn tới sự gia tăng của prostaglandine làm co cơ, cụ thể là toàn bộ các cơ ở vùng chậu như cơ vòi trứng, cơ tử cung, cơ ruột dẫn tới cảm giác đau thắt từng cơn ở phụ nữ (cảm giác này tương tự như đau bụng kinh).
- Khi 1 nang trứng đã "chín", giải phóng 1 noãn khỏi buồng trứng. Sự phóng noãn này kéo theo sự rách của vỏ buồng trứng, đứt vỡ các mao mạch, cũng là một nguyên nhân gây đau.
- Sau khi phóng noãn, vòi trứng vẫn tiếp tục co thắt (giống như nhu động ở ống thực quản) dẫn tới cơn đau có thể kéo dài vài giờ cho tới vài ngày.
- Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể dẫn tới đau là do máu và dịch từ nang trứng theo noãn di chuyển vào vòi trứng, kích thích nội mạc tử cung và gây đau.
Thường thì phụ nữ sẽ cảm thấy đau ở một bên (bên buồng trứng có trứng rụng). Do vậy mới có biểu hiện là tháng này thì đau bên trái, tháng lại đau bên phải. Tuy nhiên, cũng có thể cảm thấy đau toàn bộ vùng chậu do sự co của cả tử cung và ruột.
Biện pháp khắc phục:
Đau bụng do trứng rụng không phải là một bệnh lý, không cần tìm cách chữa. Để giảm sự khó chịu của những cơn đau, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Uống thuốc giảm đau: đương nhiên đây là biện pháp không khuyến khích sử dụng thường xuyên.
2. Chườm ấm vùng tử cung, buồng trứng làm giãn cơ, giảm sự co thắt của cơ, giúp giảm đau ngay tại chỗ.
Bạn có thể sử dụng Gối thảo dược để chườm hoặc đắp thảo dược Bổ sung năng lượng tại vùng bụng dưới.
3. Ngâm tắm thảo dược cũng là một cách rất tốt để giúp cơ thể vừa thư giãn, vừa giảm đau nhanh chóng.
4. Massage trị liệu làm ấm tử cung là cách hiệu quả để nâng cao sức khỏe và giảm đau hữu hiệu.
Có thể nói, cơn đau bụng nhỏ mỗi tháng cũng là một báo hiệu tích cực của một chu kỳ sinh lý vẫn đang diễn ra đều đặn, bình thường trong cơ thể bạn.
Vì vậy, hãy cứ vui vẻ và tận hưởng cuộc sống bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.
👉 Trước tiên, chúng ta cần xem Hen phế quản (Hen suyễn) là gì?
Hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính, với các triệu chứng như: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở; thường trở nặng vào đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
👉 Vậy nguyên nhân nào dẫn đến Hen phế quản?
1. Nguyên nhân chính là do các tế vào viêm và các chất trung gian của phản ứng tiền viêm gây nên phản ứng thái quá ở đường hô hấp (cái này khá giống với cơ chế cơn bão cytokine ở bệnh nhân Covid, nhưng ở mức độ nhẹ - do vậy em nói khi đi tiêm vaccine về em càng thấy mệt và khó thở hơn).
Phản ứng quá mức này gây ra co thắt phế quản, phù nề ống phế quản, nhiều đờm trong đường thở, từ đó dẫn tới GIẢM KHÍ vào đường thở, gây ra các triệu chứng của hen.
2. Một nguyên nhân khác gặp ở người già, phụ nữ sau sinh (em cũng cảm thấy sau sinh thì triệu chứng nặng hơn đúng không?!) là do chức năng của thận suy giảm. Theo quan điểm của YHCT, không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được khí làm phế khí nghịch lên sẽ gây chứng ho hen, khó thở.
3. Các yếu tố khởi phát hoặc gây ảnh hưởng tới mức độ nặng nhẹ của bệnh hen suyễn như:
- Môi trường sống (đông y gọi là ngoại tà): ngày đêm (tăng nặng vào đêm và sáng sớm), thay đổi thời tiết, chuyển mùa, tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật...)...
- Sức đề kháng: sức khỏe yếu dẫn tới hệ hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn, gây nên tình trạng nghiêm trọng hơn của bệnh hen.
- Tâm lý (xúc động làm tăng nặng hen suyễn).
👉 Biện pháp khắc phục như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần luôn mang theo thuốc để xử trí trường hợp khẩn cấp (thường là thuốc dạng hít giãn nhanh đường hô hấp).
Uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ (đối với hen phế quản thì việc uống thuốc nhằm kiểm soát bệnh chứ không khỏi hoàn toàn).
1. Khắc phục nguyên nhân chính:
- Ngăn chặn phản ứng tiền viêm bằng việc giảm thiểu nguy cơ gây viêm (xét kỹ ở mục 3).
- Giảm phản ứng thái quá bằng việc ức chế các chất trung gian tiền viêm.
.+ Các thực phẩm sau đây có tác dụng điều hòa cytokine cho cơ thể: tỏi, gừng, nghệ, húng quế, kinh giới...
.+ Thảo dược xông hơi Anco có chứa eugenol (từ 3 thành phần thảo dược bảo mật) có tác dụng làm dịu phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, BN hen suyễn thì không nên xông hơi như thông thường, chỉ nên mở nắp bình xông cho hơi thảo dược cùng hơi nước bay ra và hít vào mũi tự nhiên (không chùm khăn).
Xin nói thêm, đây không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là tìm ra tất cả các khía cạnh nguyên nhân và giảm thiểu nó trong phạm vi có thể.
- Giảm đờm: sử dụng mật ong.
2. Khắc phục nguyên nhân gây hen suyễn ở người già và phụ nữ sau sinh:
- Massage trị liệu bổ sung thận khí là phương pháp tốt nhất để nâng cao chức năng của thận, từ đó trị phế khí nghịch - gọi là "bổ thận nạp khí".
3. Loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguyên nhân khởi phát hoặc gây tăng nặng như:
- Giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hoặc khi chuyển mùa.
.+ Tối ngủ không nên mặc áo quá trễ cổ (đảm bảo kín đại chùy, phong môn, phế du, vân môn, trung phủ - nói chung là giữ ấm vùng ngực).
Giữ ấm các vùng huyệt nêu trên bằng cách sử dụng gối thảo dược hàng ngày khi đi ngủ hoặc thảo dược Bổ sung năng lượng đắp 3 ngày 1 lần.
.+ Giữ ấm đường hô hấp, sưởi ấm khí hít vào bằng cách sử dụng Bịt mắt thảo dược.
Sử dụng Bịt mắt thảo dược không chỉ giúp làm ấm đường hô hấp mà còn giúp đẩy đờm, dịch viêm trong xoang mũi ra ngoài, giúp BN dễ thở hơn.
.+ Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Bạn có thể áp dụng khử khuẩn không gian sống bằng Xịt khử khuẩn tràm trà 3 lần/ngày.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C, ăn các loại thực phẩm chống oxy hóa, sử dụng thảo dược có tác dụng tuyên thông phế khí, nâng cao chức năng hô hấp.
Trà thảo dược Anco là 1 sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc (kim ngân hoa), đồng thời giúp thanh phế, trừ ho (cam thảo), chống oxy hóa (kỷ tử, táo đỏ, hoa nhài...), bạn có thể sử dụng hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe.
- Nâng cao chức năng hô hấp:
.+ Áp dụng bài Massage trị liệu Dưỡng phế điều khí: tăng cường vệ khí, tăng cơ năng của phổi, cải thiện các vấn đề về hô hấp.
.+ Tự bấm huyệt tại nhà để lưu thông khí huyết, nâng cao chức năng của phế: thiên đột, đản trung, quan nguyên, túc tam lý, phong long. Xem chi tiết các huyệt này tại Từ điển Mẹo nhớ huyệt.
.+ Tập thể dục nhẹ nhàng và tập hít thở: phương pháp hít 2 thở 4 hoặc hít 3 thở 6, hít thở sâu giúp tăng luồng khí thở, giàu oxy trong máu, tăng cơ năng của phổi.
- Tập thiền định hoặc dành thời gian để thư giãn, đọc sách để giúp tâm lý luôn cân bằng, ổn định, tích cực.
Các biện pháp trên đều rất đơn giản, dễ thực hiện, hi vọng có thể giúp mọi người khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
1. Nguyên nhân gây ra mất ngủ
- Thói quen thiếu khoa học: thức quá khuya, ăn quá no...
- Áp lực công việc, căng thẳng stress
- Tuổi tác
- Chất kích thích
- Rối loạn tâm lý
- Đau nhức cơ bắp
=> Với những người bệnh mắc chứng khó ngủ do stress, căng thẳng, suy nhược thần kinh, đau nhức cơ bắp thì xoa bóp bấm huyệt, massage trị liệu là một phương pháp hiệu quả giúp dễ vào giấc ngủ và giấc ngủ có chất lượng tốt hơn.
các phương pháp này giúp tác động lên những huyệt đạo quan trọng nhằm kích thích tăng cường lưu thông máu, cân bằng âm dương, tăng khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Thực hiện bấm huyệt hàng ngày sẽ giúp giải tỏa cơ bắp, thả lỏng toàn thân, phục hồi sức khỏe sau một ngày lao động mệt nhọc. Khi cơ thể bớt nhức mỏi, tinh thần thoải mái, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng hơn.
2. Làm gì để có một giấc ngủ ngon
- Tập thể dục thường xuyên
- Thư giãn, nghe nhạc
- Không ngủ ngày quá nhiều
- Tắm nước ấm
- Ngồi thiền
- Bấm huyệt
Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách bấm huyệt vô cùng đơn giản giúp chữa mất ngủ một cách tự nhiên nhé!
2.1 Bấm huyệt dũng tuyền
- Vị trí:
Huyệt dũng tuyền nằm ở bên dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trên đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.
- Cách bấm:
B1: Để hai chân hướng tự nhiên lên trên hoặc ngồi khoanh chân lại.
B2: Sử dụng hai ngón cái xoa bóp từ phần gót chân đến huyệt dũng tuyền, xoa bóp liên tục hoặc sử dụng hai bàn tay vỗ vào huyệt đến khi lòng bàn chân nóng lên.
- Tác dụng:
Xoa bóp bấm huyệt dũng tuyền thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, tốt cho sức khỏe của thận, giúp bạn có giấc ngủ ngon. Bạn có thể xoa bóp huyệt dũng tuyền ngay cả không bị mất ngủ để tăng cường sức khỏe.
2.2 Bấm huyệt nội quan
- Vị trí:
Huyệt nội quan nằm ở trên cổ tay 2 thốn, cách Đại Lăng 2 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
- Cách bấm:
Sử dụng ngón tay cái day và ấn vào vị trí của huyệt, day ấn khoảng 3 phút đến khi cảm thấy vị trí của huyệt hơi đau thì dừng lại.
- Tác dụng: Bấm huyệt nội quan rất có lợi cho sức khỏe, giúp điều hòa khí huyết, an thần, ích tâm, ngoài ra kiên trì và thực hiện bài tập xoa bóp huyệt nội quan hàng ngày không những cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2.3 Bấm huyệt thần môn
- Vị trí:
Huyệt thần môn nằm ở cạnh cổ tay, phía bên trong.
- Cách bấm:
Bấm huyệt thần môn bằng cách dùng ngón cái ấn vào huyệt thần môn, day ấn huyệt cho đến khi có cảm giác căng tức nặng, giữ trong khoảng 30 giây. Thực hiện liên tục khoảng 10 lần.
- Tác dụng:
An thần, định trí, bạn nên thực hiện bấm huyệt thần môn đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
2.4 Bấm huyệt ấn đường và thái dương
- Vị trí:
Huyệt thái dương nằm cách đuôi mắt 0,5 cm, huyệt ấn đường là huyệt nằm chính giữa 2 chân mày.
- Cách bấm:
Bấm huyệt thái dương ấn đường và thái dương được thực hiện như sau:
+ Xoa hai bàn tay vào nhau để làm nóng 2 lòng bàn tay. Sau đó, đưa 2 lòng bàn tay xoa khắp mặt theo chiều từ dưới lên trên, thực hiện liên tục khoảng 20 lần.
+ Day ấn nhẹ và huyệt ấn đường khoảng 20 lần, vuốt lông mày nhẹ nhàng từ đầu đến cuối lông mày
+ Ấn nhẹ vào hai bên của huyệt thái dương cũng khoảng 20 lần.
-Tác dụng:
Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, bấm huyệt ấn đường và thái dương còn giúp giảm đau đầu, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.
2.5 Bấm huyệt tam âm giao
- Vị trí:
Huyệt tam âm giao nằm ở mặt trong của chân, phía trên đỉnh cao nhất của mắt cá chân 3 thốn.
- Cách bấm:
+ Xác định vị trí cao nhất trên mắt cá chân, đếm bốn khoát ngón tay theo chiều rộng phía trên mắt cá chân.
+ Dùng lực tay day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 7 - 10 phút.
-Tác dụng:
Bấm huyệt tam âm giao vừa là bấm huyệt chữa mất ngủ, vừa hiệu quả đối với các rối loạn vùng chậu và chuột rút trong kinh nguyệt.
* Lưu ý: Không được bấm huyệt tam âm giao ở phụ nữ có thai vì có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ."
3. Lưu ý khi bấm huyệt điều trị mất ngủ
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp cải thiện giấc ngủ tự nhiên thì bấm huyệt chữa mất ngủ là phương pháp vô cùng phù hợp, có hiệu quả cao mà không gây hại.
Để việc chữa mất ngủ được hiệu quả thì bên cạnh việc bấm huyệt chữa mất ngủ người bệnh cần:
+ Lưu ý tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần gây mất ngủ
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá,..
+ Không ăn no trước khi ngủ.
+ Ngâm chân nước ấm với thảo dược trước khi đi ngủ cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn giúp ngon, sâu giấc hơn.
Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe !
Bác sĩ: Trần Cao Trung Hiếu
THÀNH PHẦN
– 15 Loại thảo dược: Ngải cứu, quế, can khương, lá lốt, thiên niên kiện, ngũ gia bì, kê huyết đằng, tang kí sinh, mộc qua, xuyên khung, thạch xương bồ, thủ phục linh, địa liền, dây đau xương.
– Muối hồng Hymalaya.
QUY CÁCH :
Hộp 10 gói x 15gram.
CÔNG DỤNG
– Lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi.
– Khử mùi hôi chân.
– Giúp thư giãn, ngủ ngon.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Dùng trong dịch vụ massage trị liệu chân, ngâm chân thảo dược.
– Lấy nước = 1/2 thùng nước 45 độ, đặt lên thảm lót.
– Bóc gói Vạn Lý thả túi lọc vào thùng, dùng tay bóp nhẹ túi lọc cho ngấm thảo dược vào nước.
– Hướng dẫn KH chà chân lên các hạt massage trong khi ngâm chân.
LƯU Ý/BẢO QUẢN
Lưu ý:
– Không dùng với bệnh nhân tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch, xơ cứng động mạch, huyết áp cao.
– Không nên ngâm chân quá 20 phút.
– Ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng trở lên.
Bảo quản:
– Nơi khô ráo, thoáng mát; tránh nơi có độ ẩm cao.
THÀNH PHẦN: 100 % thành phần thiên nhiên: Hạt mùi già và các thảo dược quý..
ĐỊNH LƯỢNG: 10 gói x 20g/Túi
CÔNG DỤNG:
– Bài trừ phong tà.
– Mạnh gân cốt, giảm đau mỏi.
– Trị mụn nhọt, bệnh ngoài da.
– Lưu thông khí huyết, bài độc cơ thể, tăng cường sức khoẻ, giảm căng thẳng
– Thư giãn, ngủ ngon..
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Cho túi lọc vào 10 lít nước nóng (70 độ C trở lên), ngâm 5 phút.
– Thêm nước vừa đủ để ngâm tắm.
BẢO QUẢN: Bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp.
– HSD: 1 năm kể từ ngày sản xuất.
THÀNH PHẦN:
– Thảo dược bố sung năng lượng: 10 gói.
– Dầu massage trị liệu chuyên sâu : 1 lọ 50ml.
– Nguyên tố khai huyệt: 10 lọ 5ml.
– Rượu trị liệu: 1 lọ 50ml.
– Miếng dán thảo dược: 20 miếng (tương đương 10 lần sử dụng).
QUY CÁCH :
– Hộp co màng.
CÔNG DỤNG
– Nguyên tố khai huyệt:
+ Hỗ trợ khai mở huyệt đạo.
+ Thông kinh, hoạt lạc, hóa ứ huyết.
+ Nhân đôi hiệu quả khi ấn huyệt.
– Rượu thuốc trị liệu:
+ Làm ấm nóng, diệt khuẩn đốc mạch.
+ Làm mềm, giảm đau, cơ xương khớp.
+ Lưu thông khí huyết, bài trừ hàn thấp.
– Dầu massage chuyên sâu:
+ Hỗ trợ thao tác massage trị liệu.
+ Dưỡng da, giúp da mềm mịn, chống lão hóa.
+ Thư giãn, giảm stress, giúp ngủ ngon.
– Thảo dược bổ sung năng lượng:
+ Hỗ trợ thao tác điều khí.
+ Bài hàn, làm ấm sâu kinh lạc, cải thiện lạnh tay chân.
+ Hỗ trợ bổ sung chính khí.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Nguyên tố khai huyệt: Lắc đều lọ trước khi sử dụng.
Chấm nguyên tố khai huyệt lên các huyệt và ấn từng huyệt trên vùng trị liệu. (Có thể đặt nguyên tố khai huyệt vào tủ hấp để gia tăng hiệu quả)
– Rượu thuốc trị liệu: Cho 5ml vào lòng bàn tay, chà nóng nhâm mạch/đốc mạch hoặc xoa bóp vùng trị liệu.
– Dầu massage chuyên sâu: Dùng 5ml dầu chuyên sâu + lọ 5ml nguyên tố khai huyệt trộn lẫn vào nhau, massage trên vùng trị liệu.
– Thảo dược chuyên sâu:
Bước 1: Pha và đắp thảo dược:
Lấy 1 gói thảo dược cho vào bát pha với nước nóng, đảo đều và đắp lên vùng trị liệu. (Có thể đặt vào tủ hấp để gia tăng hiệu quả)
(Chú ý nhiệt độ hỗn hợp)
Cố định bằng miếng dán phủ kín vùng đắp thảo dược.
Bước 2: Bóc thảo dược:
Bóc miếng dán, làm sạch bằng khăn khô và mềm.
LƯU Ý/BẢO QUẢN:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ thường.
THÀNH PHẦN:
100% các thảo dược tự nhiên: Đương quy, hồng hoa, đào nhân và các thảo dược bí truyền…
CÔNG DỤNG:
– Cải thiện ứ huyết, sưng đau, phong thấp, tê nhức xương khớp.
– Bài trừ phong hàn, làm ấm sâu kinh lạc, cải thiện lạnh tay chân.
– Bồi bổ khí huyết, nâng cao chức năng của tạng phủ.
CÁCH DÙNG:
Bước 1: Pha và đắp thảo dược:
– Lấy 1 gói thảo dược pha với nước nóng, đảo đều và đắp lên vùng trị liệu khoảng 20 phút.
– Chú ý nhiệt độ hỗn hợp.
– Cố định bằng miếng dán phủ kín bề mặt vùng đắp thảo dược.
Bước 2: Bóc thảo dược
Gỡ miếng dán kèm theo thảo dược, làm sạch lại bằng khăn khô ấm.
Bước 3: Điều khí
Sau khi bóc thảo dược, KTV sử dụng 2 bàn tay đã được làm ấm, đặt lên vùng trị liệu và yêu cầu KH hít sâu thở đều theo nhịp 3 lần:
+ Làm ấm sâu kinh lạc.
+ Truyền năng lượng cho KH.
+ Điều khí.
Hướng dẫn hít thở:
+ KTV đặt tay lên vùng trị liệu, giữ nguyên 5 giây: KH hít sâu.
+ KTV nhấc tay lên, KH thở ra từ từ.
Làm lặp lại 3 lần.
BẢO QUẢN:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ thường.
DẦU GỘI
Thành phần: Bồ kết, hương nhu, ngũ sắc, sả chanh, mần trầu, vỏ bưởi, sinh khương,…
Công dụng:
– Khỏe da đầu.
– Ngăn rụng tóc.
– Sạch gàu.
– Kích thích mọc tóc.
Hướng dẫn sử dụng:
1. Làm ướt tóc với nước.
2. Lấy 1 lượng dầu gội vừa đủ ra lòng bàn tay, thoa đều lên đầu. Xoa bóp nhẹ nhàng để làm sạch da đầu và tóc.
3. Xả lại bằng nước.
DẦU XẢ:
Thành phần: Olive, dừa, ngũ sắc, sả chanh…
Tác dụng: – Dưỡng mượt tóc, bảo vệ tóc và da đầu, ngăn rụng tóc.
Hướng dẫn sử dụng:
1. Cho một lượng dầu xả vừa đủ vào lòng bàn tay.
2. Xoa nhẹ nhàng lên tóc. Ủ tóc khoảng 2 phút cho ngấm dầu xả.
3. Xả sạch lại với nước.
Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Dầu gội xả Hương Xưa 100ml